Từ khóa phổ biến

Trà hoa cúc, công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc và những lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc

21/12/2019 16:51 +07 - Lượt xem: 28695

Trà hoa cúc là loại thức uống có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại trà này, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về công dụng, cách uống và lưu ý khi sử dụng ...
tra-hoa-cuc, cong-dung-cua-tra-hoa-cuc, nhung-luu-y-khi-dung-tra-hoa-cuc, tra-hoa-cuc-co-tac-dung-gi, mua-tra-hoa-cuc-o-dau, giam-can, chong-lao-hoa, ngan-ngua-ung-thu, dia-chi-ban-tra-hoa-cuc-uy-tin, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn

Tìm hiểu về trà hoa cúc
Trà hoa cúc (trà bông cúc) là loại nước sắc làm từ hoa cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium) hoặc cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum). Loại trà này được sử dụng phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi), có thể thêm ít đường hay thỉnh thoảng là củ khởi. Nước trà hoa cúc có màu từ vàng nhạt đến vàng tươi.

Trong Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Ở Triều Tiên, loại trà này giúp giữ tinh thần tỉnh táo cho người uống. Trong Tây y, trà hoa cúc dùng để uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.

               “Y học Trung Quốc còn cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và sáng mắt. Người ta tin rằng trà hoa cúc có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng  được dùng để chữa chứng mắt mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, hiên nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh quan niệm này là đúng “

Khoa học hiện đại tìm thấy trong trà hoa cúc chất bisalobol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisalobol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làn da rạng ngời hơn…

tra-hoa-cuc-cong-dung-va-nhung-luu-y-khi-dung-tra-hoa-cuc-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1

 

Thành phần trà hoa cúc
Thành phần chính có trong trà hoa cúc là bisalobol (levomenol) có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống nhiều loại vi khuẩn. Tinh dầu hoa cúc còn giúp thư giãn tinh thần, giảm nhức đầu và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Hoạt chất này cũng làm đẹp da, giảm bong tróc, kích thích quá trình tự phục hồi giúp da sáng mịn và hồng hào hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chất chống oxy hóa trong hoa cúc là Apigenin có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng.

Ngoài trà hoa cúc, các loại nước chống oxy hóa khác như: trà xanh, trà Kuromame, nước ion kiềm Nhật Bản… Trong đó, nước ion kiềm giàu H2 (Hydrogen) chứa chất oxy hóa mạnh gấp 30 lần so với xanh.

Ngoài ra, uống trà hoa cúc giúp tăng lượng Glycine trong nước tiểu giúp ổn định sự co thắt cơ nên có tác dụng giảm các chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Top 11 công dụng hữu ích của trà hoa cúc
Từ lâu, trà hoa cúc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, có nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe và cải thiện các triệu chứng bệnh phổ biến như tim mạch, cảm cúm, mất ngủ, stress, thanh lọc, giải độc, thậm chí là ung thư… Dưới đây là các tác dụng tuyệt vời thường thấy mà trà hoa cúc đem lại.

1. Phòng ngừa tim mạch

Trà hoa cúc có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh huyết áp cao và hạn chế các triệu chứng liên quan như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai…

Đặc biệt, các chất chống oxy hóa mạnh trong hóa cúc có tác dụng làm dịu chứng đau ngực, cơn đau thắt ngực từ bệnh động mạch vành.

2. Điều trị cảm lạnh

Y học cổ truyền thường dùng trà hoa cúc giúp làm ấm, chữa cảm lạnh hoặc phong hàn, sốt cao, nhức đầu… Trà này có tính mát nên có thể hạ sốt hiệu quả. Sau 2 giờ uống trà này, bệnh cảm và các triệu chứng kèm theo sẽ được cải thiện nhanh chóng.

3. Chữa phát ban

Các mẫn đỏ do phát ban gây ra là do cơ thể bị nhiệt. Uống trà hoa cúc sẽ có tác dụng giải nhiệt, làm giảm tình trạng ngứa, đỏ của da. Ngoài ra, trà còn thanh lọc, giải độc gan giúp bệnh mau lành và hạn chế tái phát.

4. Tăng cường thị lực

Đối với mắt mờ, không nhìn rõ hoặc mắt yếu, khô mắt, đỏ mắt do đọc sách, nhìn máy tính… Uống trà hoa cúc mỗi ngày là cách cải thiện thị lực tốt nhất giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.

5. Phòng chống ung thư

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện Apigenin – chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà hoa cúc giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.

tra-hoa-cuc-cong-dung-va-nhung-luu-y-khi-dung-tra-hoa-cuc-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-2

6. Cải thiện giấc ngủ

Đây là loại trà có tác dụng chữa mất ngủ tự nhiên và tốt nhất giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Uống một tách trà ấm hoa cúc trước khi đi ngủ 30 phút sẽ mang lại tác dụng tức thì.

7. Duy trì và ổn định huyết áp

Trà hoa cúc có tác dụng làm giãn mạch máu nên có thể duy trì huyết áp ổn định, chống tình trạng tăng huyết áp đột biến. Trà còn giúp máu lưu thông tốt hơn, hạ huyết áp trong trường hợp bạn bị huyết áp cao.

8. Giải nhiệt

Như đã đề cập, trà hoa cúc có tính mát, có thể giải nhiệt, rất thích hợp cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng trong người như nhiệt miệng, cảm giác khó chịu, bực bội…

9. Thanh lọc, giải độc gan

Trà hoa cúc là bài thuốc giúp thanh lọc, giải độc gan hiệu quả được dân gian thường xuyên sử dụng. Đây là loại thảo dược giúp chữa viêm gan, viêm gan cấp tính, mụn nhọt, ghẻ ngứa…

10. Chữa đau bụng kinh

Các hoạt chất trong loại trà này giúp tăng lượng Glycine trong cơ thể có tác dụng giảm các cơn co thắt, làm dịu chứng đau bụng ở kinh nguyệt phụ nữ.

Ngoài uống trà hoa cúc, bạn còn có thể kết hợp chữa đau bụng kinh bằng cách dùng tinh dầu hoa cúc massage bên ngoài cũng có tác dụng tương tự.

tra-hoa-cuc-cong-dung-va-nhung-luu-y-khi-dung-tra-hoa-cuc-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-3

11. Lợi ích khác

Trà hoa cúc đặc biệt có thể tác dụng kháng sinh chống khuẩn, nhất là vi khuẩn streptococcus và staphylococcus ngăn ngừa nhiễm trùng da, loét da, phỏng da hay đau mắt đỏ, viêm phổi, viêm màng não… Trà hoa cúc còn có thể làm dịu cơn đau họng, giảm ho, kiềm hóa cơ thể, trị hôi miệng và khô miệng…

Một số tác dụng phụ của trà hoa cúc
Trà hoa cúc ngày nay được biết đến như là loại thức uống giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, trị mất ngủ, hạ huyết áp, tiêu độc, nhuận gan… Tuy nhiên, nếu uống trà hóa cúc một cách không hợp lý, lạm dụng trà, có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Gây ra các triệu chứng dị ứng da

Hoa cúc có thể gây ra một số phản ứng dị ứng ở người. Nếu bạn bị dị ứng với cỏ dại, hoa bồ công anh, hoặc hoa cúc thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng trà hoa cúc. Có thể bạn sẽ bị nhạy cảm với một số bộ phận của hoa cúc như phấn hoa, lá, hoa và thân, hoặc toàn bộ thân cây dẫn đến dị ứng.

Một số người có xu hướng bị dị ứng vì uống trà hoa cúc với các triệu chứng như phát ban, da bị mẩn đỏ và các triệu chứng khác. Điều này xảy ra vì cơ thể bạn bị dị ứng với một số thành phần hóa học của hoa. Dị ứng hoa cúc có thể làm cho da mẩn đỏ, thậm chí gây ra tình trạng ngứa.

Ngoài ra, các chất alantolactone hóa học có trong hoa cúc thường gây nên tình trạng kích ứng da ở một số người sử dụng loại trà này.

Gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi

Trà hoa cúc có khả năng kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên, trên thực tế, loại trà này lại có thể gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi vì chức năng của dạ dày ở nhóm người cao tuổi tương đối kém.

Làm cho huyết áp không ổn định

Những người bị cao huyết áp có thể dùng trà hoa cúc để hạ huyết áp. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp không nên dùng loại trà này. Vì trà hoa cúc có thể gây giảm huyết áp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bị huyết áp thấp tốt nhất không nên uống trà hoa cúc trong quá trình sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp. Nếu lạm dụng loại thức uống này, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng huyết áp xuống quá thấp gây hậu quả nghiêm trọng.

Giảm tác dụng một số loại thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và hóa chất. Người bị tiểu đường đang dùng insulin nên tránh sử dụng trà hoa cúc vì nó có thể tương tác với insulin. Ngoài ra, người đang dùng thuốc chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm cũng không nên uống trà hoa cúc. Ngoài ra, trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering từng đưa ra khuyến cáo, nếu bạn đang dùng thuốc an thần thì trà hoa cúc có thể tăng cường tác dụng của thuốc từ đó gây hại đến sức khỏe của bạn.

Uống trà hoa cúc đúng cách
Nếu bạn đang sử dụng trà hoa cúc mà xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên dừng uống trà ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân. Mặc dù có tác dụng phụ của trà hoa cúc nhưng đây vẫn là loại trà thảo mộc nổi tiếng trong dân gian và y học cổ truyền. Chỉ cần uống trà hoa cúc một cách hợp lý, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí quyết uống trà hoa cúc đúng cách như sau:

tra-hoa-cuc-cong-dung-va-nhung-luu-y-khi-dung-tra-hoa-cuc-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-4

Uống trà hoa cúc sau khi ăn
Sau khi ăn là thời điểm thích hợp để uống một ly trà hoa cúc. Nguyên nhân là, sau khi ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Một cơ thể bình thường cần ít nhất khoảng 4 giờ để tiêu hóa tốt các thức ăn chứa dầu mỡ.

Vì vậy, theo các nghiên cứu, uống 1 ly trà hoa cúc sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp đẩy lùi các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên dễ dàng. Ngoài ra, đối với các thức ăn mặn thì uống trà này sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, tránh gây tăng muối so với bình thường, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc dạ dày…

Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ
Là sản phẩm với đa công dụng song để loại trà này có thể phát huy hiệu quả các công dụng này và dễ dàng hấp thụ vào cơ thể thì bạn nhất định phải chú ý đến thời điểm uống trà. Các chuyên gia về sức khỏe đều đưa ra lời khuyên rằng, một trong những thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, 1 ly trà hoa cúc sẽ giúp bạn tỉnh táo, dễ chịu hơn cho buổi tối muộn, phải thức khuya để làm việc.

Uống trà hoa cúc sau quá trình hoạt động
Để tăng cường sức khỏe, nhất là sau khi tập thể dục hoặc sau quá trình vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi, trà hoa cúc sẽ là giải pháp hữu hiệu để cung cấp nước để tránh mệt mỏi, choáng váng. Khi uống trà này, bạn không nên dùng quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể không hấp thụ, chuyển hóa hết các dưỡng chất từ trong trà.

Uống trà theo thời gian trong ngày
Ngoài những thời điểm được nêu ở trên, bạn có thể uống trà hoa cúc vào các thời điểm khác nhau trong này như:

– Vào buổi sáng: Dùng một ly trà hoa cúc sau khi ăn sáng khoảng 30 phút sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái, dễ chịu và năng lượng tràn đầy để bắt đầu một ngày mới.

– Sau bữa trưa: Đây là lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Thời điểm này, bạn có thể cho thêm 1 ít mật ong hay cam thảo để hương vị trà thêm ngon, thêm đậm đà. Ngoài ra, với kết hợp này cũng tốt hơn cho sức khỏe, xua tan mệt mỏi vào giờ trưa.

– Sau bữa ăn tối: Như đã nói, sau bữa ăn tối bạn có thể uống 1 ly trà hoa cúc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, ngủ ngon hơn.

Chỉ uống từ 1 – 2 ly/ngày
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá nhiều, quá liều lượng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng từ khoảng 1 – 2 ly trà hoa cúc/ngày. Không cần phải uống theo toàn bộ những thời điểm ở trên, bạn chỉ cần chọn những thời điểm cụ thể, phù hợp nhất với chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình.

Nếu bạn đang sử dụng trà hoa cúc mà xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên dừng uống trà ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân. Mặc dù có tác dụng phụ của trà hoa cúc nhưng đây vẫn là loại trà thảo mộc nổi tiếng trong dân gian và y học cổ truyền. Chỉ cần uống trà hoa cúc một cách hợp lý, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nếu thấy bài viết trên hữu ích bạn hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân của mình được biết nhé!

MUA TRÀ HOA CÚC Ở ĐÂU? ĐỊA CHỈ NÀO BÁN UY TÍN ?

Hiện tại Thảo dược xanh số 1 – Jindo.vn có cung cất tất cả các loại thảo dược quý trong đó có trà hoa cúc được thu hái tại các vùng dược liệu sạch ở Việt Nam, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.

Hoặc đặt mua tại: JINDO.VN

Thông tin liên hệ:
Thảo Dược Xanh số 1 Jindo.vn – Nhà thuốc gia truyền Trần Gia
Trên Web: www.jindo.vn
HOTLINE: 0839.363.777 / 082.943.1666
Địa chỉ: Tiểu khu Thạch Lý – TT Đà Bắc – Đà Bắc – Hòa Bình.
 




Bài xem nhiều


  •  
     
    17/10/2022 | Cây thuốc nam
    Xuyên Ô là vị thuốc chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, các triệu chứng như chân tay lạnh vã mồ hôi rất hiệu quả. Tuy nhiên nó lại là vị thuốc có độc tính rất mạnh đặc biệt trên hệ thần kinh, tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và độc tính thuốc.
    xuyen-o, mua-xuyen-o-dau, xuyen-o-uy-tin, xuyen-o-chinh-hang, mua-xuyen-o-ha-noi, jindo, thao-duoc-xanh-jindo
  •  
     
    17/10/2022 | Cây thuốc nam
    Một dược là một trong những loại thuốc lâu đời nhất được sử dụng rộng rãi của người Ai Cập cổ đại. Cũng là một vị thuốc y học cổ truyền để điều trị huyết ứ. Vị thuốc luôn có giá trị nhất định cũng là minh chứng sự giao thoa giữa hai nền y học. Ngày nay, tác dụng chính là giảm viêm, sưng, đau, khử trùng và hạ sốt.
    mot-duoc, mua-mot-duoc-o-dau, mua-mot-duoc-ha-noi, mot-duoc-uy-tin, mot-duoc-chinh-hang, jindo, thao-duoc-xanh-jindo
  •  
     
    10/03/2021 | Cây thuốc nam
    Với những cánh hoa màu trắng mong manh, hoa hòe thường được trồng như một loại cây cảnh để làm đẹp cho khu vườn quanh nhà. Không những vậy, trà hoa hòe uống rất thơm và giúp chữa nhiều bệnh lý khác nhau như trĩ, huyết áp cao, mất ngủ…

    hoa-hoe, tac-dung-cua-hoa-hoe, mua-hoa-hoe-o-dau, cach-dung-hoa-hoe, tot-cho-tim-mach, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    08/03/2021 | Cây thuốc nam
    Gai đốt sống, phong tê thấp là những căn bệnh gây rất nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Với bệnh này, điều trị thuốc Tây hay phẫu thuật đều rất mạo hiểm và tốn kém. Một trong những cách thức điều trị được nhiều bệnh nhân sử dụng đó là dùng thuốc nam, cây thiên nhiên kiện là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị loại bệnh này.

    thien-nien-kien, tac-dung-cua-thien-nien-kien, mua-thien-nien-kien-o-dau, cach-dung-thien-nien-kien, benh-xuong-khop, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    05/03/2021 | Cây thuốc nam
    Ngũ gia bì gai là một loại dược liệu quý có vị đắng hơi cay và tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể. Thường được sử dụng để làm vị thuốc chữa thấp khớp, âm hư, yếu sinh lý ở nam giới….

    ngu-gia-bi, tac-dung-cua-ngu-gia-bi, mua-ngu-gia-bi-o-dau, cach-dung-ngu-gia-bi, benh-xuong-khop, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    04/03/2021 | Cây thuốc nam
    Nga truật là thân rễ của cây Ngải tím hay còn gọi là Nghệ đen. Dược liệu này có tác dụng hành huyết, phá huyết mạnh nên được dùng trong các trường hợp ứ huyết và khí trệ lâu ngày.

    nga-truat, nga-truat-la-gi, tac-dung-cua-nga-truat, mua-nga-truat-o-dau, dieu-tri-u-kinh, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    03/03/2021 | Cây thuốc nam
    Lạc tiên là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe. Thảo dược lạc tiên xóa tan nỗi lo mất ngủ đối với những người thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon dẫn tới suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần.

    cay-lac-tien, tac-dung-cua-lac-tien, mua-lac-tien-o-dau, cach-dung-lac-tien, dieu-tri-mat-ngu-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    26/02/2021 | Cây thuốc nam
    Hoài sơn hay còn gọi là củ mài là vị thuốc bổ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài tác dụng bồi bổ đây còn được coi là một trong những thảo dược quý cho bệnh nhân tiểu đường.

    hoai-son, tac-dung-cua-hoai-son, boi-bo-co-the, mua-hoai-son-o-dau, cach-dung-hoai-son, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn
  •  
     
    23/02/2021 | Cây thuốc nam
    Ngày càng có nhiều người được chẩn đoán bị tiểu đường nên không quá bất ngờ khi nhu cầu tìm những biện pháp chữa trị bằng thảo dược thay thế tăng cao. Trong số đó, một loại thảo dược đang ngày càng được nhiều người bệnh tiểu đường biết đến là chiết xuất dây thìa canh GS4 (GS4 là hoạt chất được chiết xuất từ dây thìa canh). Vậy dây thìa canh có chữa tiểu đường không?
    Đặc điểm của dây thìa canh thuộc loại dây leo lớn sinh trưởng trong những cánh rừng khô ở Ấn Độ. Nó được dùng để chữa tiểu đường lần đầu vào 2.000 năm trước trong bài thuốc Ayurveda cổ truyền của người Ấn, nhưng những dữ liệu khoa học về công dụng của dây thìa canh hiện tại chỉ có rất ít.
  •  
     
    06/02/2021 | Cây thuốc nam
    Tác dụng của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh ở cả lý thuyết và thực tiễn. Đặc biệt, ở những quốc gia có nền y học cổ truyền phát triển mạnh như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…, đông trùng hạ thảo được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau.

    dong-trung-ha-thao, tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao, ngan-ngua-ung-thu, tang-cuong-suc-khoe, boi-bo-co-the, mua-dong-trung-ha-thao-o-dau, thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn